Gateway là gì? Phân loại và cách thức hoạt động của Gateway

Gateway được nhắc tới như một thuật ngữ chuyên dùng trong ngành công nghệ thông tin, được sử dụng trong quá trình khởi chạy các dữ liệu. Từ khi được ra mắt cho đến nay, Gateway đã giải quyết được rất nhiều những lỗ hổng và bất cập khi hai thiết bị ở mạng khác kết nối với nhau. Vậy Gateway là gì? Phân loại Gateway như thế nào? Phương thức hoạt động của nó ra sao? Tất cả thông tin bạn cần đều được Teltonika Việt Nam cung cấp trong bài viết dưới đây !

1. Gateway là gì? 

Thiết bị Gateway là gì? Thiết bị Gateway hay gateway mạng là một nút mạng, có khả năng cho phép hai thiết bị ở hai hệ thống mạng khác biệt kết nối với nhau. Trong quá trình hai thiết bị hoặc hai mạng kết nối, Gateway sẽ đảm nhận trách nhiệm xử lý hai đầu vào và ra, từ đó hỗ trợ các dữ liệu được truyền đi dễ dàng trước khi định tuyến. Lưu lượng duy nhất của các mạng IP nếu không đi qua Gateway là lưu lượng truyền giữa các nút trên cùng một phân đoạn mạng cục bộ.  

Gateway là gì

Hiện nay Gateway được ưu tiên sử dụng tại các doanh nghiệp hoặc cá nhân nếu muốn đơn giản hóa việc kết nối mạng Internet đến một thiết bị khác. Ngoài ra, nếu ở trong những môi trường sử dụng nguồn dữ liệu lớn thì Gateway còn có tác dụng như một loại máy chủ hoặc tường lửa, có vai trò bảo vệ hạ tầng mạng của doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Modem là gì? Thông tin cơ bản về chức năng và ưu, nhược điểm

2. Chức năng của Gateway

Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu được Gateway mạng là gì. Nhìn chung, các Gateway sẽ có những chức năng riêng biệt tùy vào cài đặt của nhà cung cấp. Tuy nhiên vẫn sẽ có 5 điểm chung về chức năng chính của các Gateway, cụ thể sẽ bao gồm:  

  • Chức năng chính là cung cấp địa chỉ IP chính xác cho những kênh thông tin có trong hạ tầng mạng (bao gồm cả những kênh truyền thông tin và kênh nhận thông tin).
  • Chức năng chuyển đổi luồng dữ liệu khi đi qua các cổng Gateway như: định tuyến, mã hóa, triệt tiếng vọng, dịch mã hóa,…
  • Hỗ trợ quản lý thông tin nội bộ và giao tiếp với hệ thống quản lý mạng (tác dụng như một tường lửa).
  • Chức năng xác định và ghi lại báo cáo về những sự kiện có thể ảnh hưởng tới an ninh mạng của hệ thống
  • Hỗ trợ báo cáo lại các bản tin đã sử dụng trong hệ thống

3. Cách thức Gateway hoạt động như thế nào?

Về bản chất, các Gateway là một bộ chuyển đổi giao thức có thể hoạt động để tạo điều kiện tương thích giữa hai giao thức và có khả năng hoạt động trên bất kỳ lớp nào của mô hình open systems interconnection (OSI).

Trên thực tế mỗi hệ thống mạng đều có một ranh giới riêng biệt. Ranh giới này sẽ giới hạn các thiết bị có kết nối trực tiếp với nó giao tiếp. Do vậy nếu một mạng muốn giao tiếp với các thiết bị, nút hoặc mạng nằm ngoài ranh giới cho phép thì mạng này sẽ cần chức năng của một Gateway. Các Gateway hiện nay thường có đặc điểm là sự kết hợp của Router và Modem. 

Gateway là gì

Các Gateway sẽ được bổ sung ở rìa của hệ thống mạng và có khả năng quản lý tất cả những dữ liệu đang được chuyển hướng trong nội bộ hoặc ra bên ngoài từ hệ thống. Và khi một mạng muốn giao tiếp với mạng khác thì gói dữ liệu sẽ được chuyển đến Gateway thông qua đường dẫn hiệu quả nhất. Ngoài dữ liệu định tuyến, một Gateway có thể sẽ lưu trữ thông tin về đường dẫn nội bộ (internal paths) của mạng máy chủ và đường dẫn của bất kỳ mạng bổ sung nào. 

>> Gợi ý: Router là gì? Cấu tạo, chức năng và ưu nhược điểm của Router

4. Phân loại Gateway 

Hiểu được Gateway nghĩa là gì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân loại các thiết bị Gateway thông dụng, phổ biến nhất.  Hiện nay, do nhu cầu của sử dụng của người dùng nên hiện nay trên thị trường có rất nhiều phân loại Gateway. Dưới đây là một vài loại Gateway thông dụng. 

Gateway là gì

4.1. Storage Cloud Gateway

Tên gọi khác của phân loại là cổng lưu trữ đám mây, là một thiết bị mạng, có thể được dùng trên máy chủ để cung cấp dịch vụ API lưu trữ đám mây như SOAP hoặc REST thông qua các giao thức lưu trữ khối dựa trên iSCSI, Fibre Channel hoặc giao diện dựa trên file như NFS hoặc CIFS.

Ngoài ra, cổng lưu trữ đám mây cũng cho phép người dùng là doanh nghiệp tích hợp lưu trữ đám mây riêng vào các ứng dụng mà không cần chuyển những ứng dụng đó sang dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng. Từ đây, sẽ giúp đơn giản hóa việc lưu trữ bảo mật. 

4.2. Email Security Gateway 

Đây là loại Gateway cung cấp hệ thống bảo mật tổng thể cho dịch vụ Email tránh khỏi các rủi ro và đe dọa bảo mật ở mọi quy mô công ty. 

Hiện nay Email là phương thức giao tiếp thông dụng, tuy nhiên đi đôi với sự tiện dụng là nguy cơ bị đe dọa, làm phiền hoặc thậm chí là mất thông tin cá nhân. Vì vậy để ngăn ngừa những lỗ hổng và nguy cơ xấu, loại Gateway này sẽ cung cấp tính năng quản trị thao tác với Email nâng cao như mã hóa, đặt chính sách cho phép gửi hoặc nhận Email. 

Người dùng có thể triển khai dưới nhiều dạng như phần cứng, dạng máy ảo, public cloud hoặc hosted cloud. Với nhiều tính năng và hoạt động khác nhau, người dùng có thể phục vụ cho bất kỳ tổ chức với quy mô khác nhau. Có thể từ các doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp vừa, thậm chí là quy mô các doanh nghiệp lớn. 

4.3. API, SOA, XML Gateway 

Cổng XML, API và SOA là một dạng Gateway được sử dụng để có thể quản lý lưu lượng truy cập vào hoặc ra khỏi kiến trúc, trang web, ứng dụng hay dịch vụ website đang sử dụng trên nền tảng XML. 

4.4. IoT Gateway

Cổng loT là loại Gateway đóng vai trò làm cầu nối giữa bộ điều khiển, cảm biến, thiết bị thông minh với các đám mây lưu trữ. Trước khi được lưu trữ tại các đám mây lưu trữ, những cảm biến từ thiết bị trong môi trường IoT đều được xử lý và chuyển đổi giao thức. Bên cạnh đó, IoT gateway còn cung cấp các dịch vụ ngoại tuyến và kiểm soát thời gian thực của các thiết bị kết nối.

Gateway là gì

Để đạt được những tương tác bền vững trong một hệ sinh thái Internet vạn vật, hai kiến trúc chủ đạo của các giao thức trao đổi dữ liệu được sử dụng: dựa trên Bus (DDS, REST, XMPP) và dựa trên broker-based (AMQP, CoAP, MQTT , JMI)

4.5. Web Application Firewalls Gateway

Một tên gọi khác của phương thức này là tường lửa web hay WAF. Loại Gateway này về cơ bản là một thiết bị proxy có thể xử lý giao thức HTTP nhằm bảo vệ ứng dụng web. WAF có thể kiểm tra lượng truy cập và lọc ra những yêu cầu có thể đe dọa hoặc xâm hại đến ứng dụng web. 

Loại Gateway này khác với tường lửa Firewall thường chỉ đóng vai trò giống như một cổng an toàn giữa các WAF là một biện pháp giúp bảo mật các ứng dụng được đặt giữa các web client và Web Server. 

4.6. VoIP trunk Gateway

Cổng voIP có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho các thiết bị dịch vụ thông minh như điện thoại cố định, máy fax có thể kết nối với các mạng thoại qua IP một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, cổng này cũng cho phép kết nối thuê bao trực tiếp tới các mạng VoIP mà không yêu cầu có sự tham gia của các nhà khai thác.

4.7. Media Gateway

Gateway là gì

Một tên khác của phân loại này là cổng đa phương tiện. Có thể hiểu như một thiết bị hoặc một loại dịch vụ khi được sử dụng để chuyển đổi phương tiện truyền thông giữa các loại mạng viễn thông khác nhau như SS7, POTS, mạng Next generation(2G, 2,5G hoặc 3G). Cũng có nghĩa là sẽ chuyển đổi từ các kỹ thuật truyền và mã hóa nó thành những phương thức khác nhau. Cổng đa phương tiện cũng cho phép người dùng liên lạc qua nhiều gói mạng bằng các giao thức kỹ thuật truyền không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode) hay giao thức internet IP(Internet Protocol).

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất xoay quanh Gateway. Có thể thấy Gateway có một vai trò quan trọng và khó có thể thay thế ở thời điểm hiện tại trong hệ thống mạng quy mô lớn. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ phần nào nắm được Gateway là gì và những công dụng của nó để lựa chọn được thiết bị Gateway phù hợp nhất với nhu cầu. 

Gọi chúng tôi ngay hôm nay tại 090.320.9123 hoặc liên hệ e-mail sales@viettuans.vn để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC

5/5 - (1 bình chọn)

NHÀ PHÂN PHỐI Teltonika networks TẠI việt nam

Modem công nghiệp & Modem 3G, 4G Teltonika | Router công nghiệp & Router wifi 3G, 4G Teltonika | Switch công nghiệp Teltonika

  • [ Hà Nội ] Tầng 6, Số 23 Phố Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
  • Hotline báo giá Teltonika Networks: 0903 209 123
  • [ Email ] nhận báo giá phân phối Thiết bị mạng Teltonika: sales@viettuans.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *