Bản chất Internet chính là một mạng WAN khổng lồ, cho phép bạn kết nối với nó thông qua cáp đồng trục hoặc cáp Ethernet. Vậy mạng WAN là gì? Cần lưu ý gì về cách thức hoạt động cũng như những ưu/nhược điểm của mạng WAN? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, để cùng Teltonika Việt Nam tìm kiếm câu trả lời ngay.
1. Mạng WAN là gì? Đặc điểm của mạng WAN
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng WAN đã và đang trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dùng. Vậy mạng diện rộng WAN là gì?
1.1. Mạng WAN là gì?
Mạng WAN là mạng gì? WAN là viết tắt của từ gì? WAN được viết tắt cho cụm từ Wide Area Network – Mạng diện rộng là mạng dữ liệu được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tạo ra. Mạng WAN ra đời với chức năng chính là giúp cho các thiết bị có thể kết nối với nhau ở những vị trí địa lý xa mà không cần thông qua hệ thống dây.
Hiểu đơn giản, mạng WAN là công nghệ giao tiếp giúp mở rộng kết nối trên trên nhiều khu vực địa lý rộng lớn, mà không bị giới hạn trong một phạm vi nhất định, thậm chí có thể trải dài khắp thế giới. Internet chính là điển hình về mạng WAN lớn nhất thế giới. Bởi, Internet kết nối rất nhiều mạng LAN hoặc mạng MAN lại với nhau thông qua việc sử dụng các ISP.
Với quy mô nhỏ hơn, mạng WAN có thể sử dụng như một mạng riêng tư để kết nối tất cả các bộ phận và khu vực của doanh nghiệp lại với nhau. Bên cạnh đó, mạng WAN cũng có thể được dùng ở chế độ công khai cho phép kết nối các mạng nhỏ lại với nhau.
1.2. Đặc điểm của mạng LAN
Mạng WAN xuất hiện từ những ngày đầu mạng điện toán ra đời. Thời điểm hiện tại, Mạng diện rộng này đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều bước cải tiến đột phá so với trước.
Nếu như trước đây, mạng WAN dựa trên các đường dây điện thoại chuyển mạch và modem với tốc độ truyền tải khoảng 2400bps, thì hiện nay, khi công nghệ đã phát triển mạnh mẽ, mạng WAN có nhiều tùy chọn kết nối bao gồm: vệ tinh, đường dây thuê bao, MPLS, Internet băng thông rộng. Tốc độ truyền tải lên đến 40Gbps và 100Gbps.
Sự cải tiến này cho phép nhiều thiết bị được kết nối mạng hơn, cũng là cơ sở kết nối cho các thiết bị điện tử không dây như điện thoại, laptop. Qua đó doanh nghiệp có thể sử dụng lưu lượng băng thông lớn với tốc độ siêu cao.
>> Tham khảo: VPN là gì? VPN có tác dụng gì? Ưu điểm và nhược điểm của VPN
2. Ưu/nhược điểm của mạng WAN
Mạng WAN mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong giao tiếp, kết nối nội bộ tối ưu hơn. Tuy nhiên, mỗi loại mạng đều có những ưu – nhược điểm riêng mà bạn cần lưu ý.
2.1. Ưu điểm của mạng WAN
Những ưu điểm dưới đây là một trong những lý do chính khiến cho mạng WAN trở thành mạng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay:
- Mạng WAN có khả năng kiểm soát truy cập người dùng
- Là một trong các mạng có tính năng bảo mật cao.
- Mạng WAN có thể dễ dàng lưu trữ và chia sẻ lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng.
- Khách hàng và nội bộ có thể dùng mạng lưới chung.
- Mạng WAN bao phủ khu vực địa lý lớn nên cho dù ở các vị trí xa cách nhau thì người dùng vẫn có thể dễ dàng lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau.
2.2. Nhược điểm của mạng WAN
- So với các mạng khác, băng thông của mạng WAN là rất thấp nên có kết nối kém.
- Tuy có thể cho phép kết nối ở không gian rộng lớn nhưng hệ thống mạng WAN lại rất phức tạp để có thể thiết lập, chi phí thiết lập và lắp đặt mạng WAN cũng rất tốn kém.
- Có thể xảy ra các lỗ hổng bảo mật.
- Rất khó để duy trì mạng WAN bởi nó đòi hỏi quản trị mạng và nhân viên kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn cao.
- Bởi có sự tham gia của nhiều công nghệ không dây và có dây nên khi gặp sự cố thì mạng WAN khó có thể khắc phục nhanh chóng các vấn đề.
3. Cách thức hoạt động của mạng WAN là gì?
Mạng WAN hoạt động dựa trên quyền sở hữu tư nhân hoặc được các doanh nghiệp thuê lại dưới dạng dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc các công ty viễn thông. Các dịch vụ này hoạt động thông qua kết nối riêng tư, chuyên dụng dựa trên một phương tiện công cộng hoặc một thỏa thuận dịch vụ trên Internet.
WAN được triển khai, quản lý, sử dụng dễ dàng hơn khi được thiết lập SD-WAN. Bên cạnh đó, việc kết hợp thêm một số chức năng như lớp phủ mạng, ảo hoá, nền tảng phần mềm, CPE và các chính sách cấp ứng dụng nhằm thực hiện nhiệm vụ:
- Định dạng cấu hình mạng mong muốn theo cách thủ công thông qua đường truyền dẫn lưu lượng truy cập.
- Lựa chọn tự động đường truyền dẫn tối ưu nhất cho lưu lượng truy cập trên thời gian thực.
- Cho phép tập hợp cả liên kết WAN riêng tư và công cộng.
>> Tìm hiểu: Switch là gì? Đặc điểm, chức năng và phân loại các Switch
4. Những loại hình kết nối trong mạng WAN
Trong hệ thống mạng WAN, khi một yêu cầu được di chuyển qua ứng dụng đám mây, cách thức chúng di chuyển qua mỗi điểm khác nhau trên đường đi là không giống nhau mà tuỳ thuộc vào giao thức và kết nối vật lý sử dụng. Kết nối WAN là gì? Dưới đây là các loại hình kết nối trong mạng WAN:
4.1. Loại hình kết nối dành riêng (Dedicated Connection)
Dedicated Connection là kết nối mang tính thường trực, trực tiếp kết nối thiết bị này với thiết bị khác. Loại kết nối này có tính ổn định và nhanh nhưng khá tốn kém về mặt chi phí. Khi bạn thoả thuận với nhà quản lý phân phối dịch vụ mạng WAN để thuê một đường dây riêng thì bạn sẽ phải có nghĩa vụ trả tiền ngay cả khi bạn không hề sử dụng.
Các đường dây dành riêng được thiết lập kết nối trực tiếp chỉ giữa hai điểm, do đó mà số đường dây cần thiết sẽ tăng theo hàm số mũ các điểm cần kết nối. Chẳng hạn nếu bạn muốn kết nối 2 vị trí, bạn chỉ cần 1 đường dây nhưng khi bạn muốn kết nối 4 vị trí thì bạn cần có tới 6 đường dây.
Một số đặc trưng của kết nối dành riêng:
- Kết nối này luôn có sẵn
- Sử dụng đường dây người thuê bao thuê của nhà cung cấp dịch vụ mạng WAN.
- Chi phí đắt đỏ hơn so với các phương án mạng WAN khác
- Có kết nối riêng biệt giữa các điểm
Bạn nên sử dụng loại hình kết nối dùng riêng trong các trường hợp cần kết nối thường xuyên, không có quá nhiều điểm cần kết nối với nhau hoặc trường hợp có lưu lượng dữ lớn dữ liệu cần luân chuyển qua mạng LAN.
4.2. Mạng chuyển mạch (circuit- switched network)
Circuit- switched network là mạng chuyển mạch có chức năng thực hiện việc liên kết giữa 2 điểm nút thông qua đường nối tạm thời hoặc dành riêng giữa điểm nút này và điểm nút kia. Đường nối này được tạo lập trong mạng dưới dạng cuộc gọi thông qua các thiết bị chuyển mạch.
Mạng chuyển mạch là một giải pháp thay thế cho kết nối dành riêng, cho phép bạn dùng các đường dây dùng chung. Mạng chuyển mạch thiết lập kết nối hai chiều là quay số vào (dial-in) và quay số ra (dial-out).
Khi sử dụng mạng chuyển mạch:
- Thiết bị máy tính gửi dữ liệu quay số vào đường dây và kết nối được tạo lập
- Thiết bị máy tính nhận dữ liệu gửi xác nhận và khoá đường dây
- Máy tính sẽ truyền dữ liệu qua kết nối được thiết lập
- Khi quy trình truyền dữ liệu hoàn tất, kết nối được giải phóng cho những người dùng khác.
Mạng chuyển mạch sử dụng các mạch ảo chuyển mạch là SVC-switched virtual circuit. Thông qua các bộ chuyển mạch điện tử, một đường truyền dữ liệu dành riêng sẽ được thiết lập khi quá trình truyền thông khởi động.
4.3. Mạng chuyển mạch gói (packet-swiched)
Mạng chuyển mạch gói không đòi hỏi một đường kết nối dành riêng hay đường thuê riêng tạm thời. Thay vào đó, đường đi của thông điệp được hình thành cơ động khi dữ liệu chuyển qua mạng. Kết nối mạng chuyển mạch gói là dạng kết nối thường xuyên bật. Bởi vậy, bạn không cần quan tâm tới việc thiết lập kết nối hay dành riêng đường dây. Mỗi gói tin chứa cả thông tin cần thiết để đến điểm đích.
Một số đặc trưng của loại hình mạng chuyển mạch gói:
- Thông điệp sẽ chia thành nhiều gói nhỏ
- Các gói được chuyển độc lập thông qua liên mạng theo những con đường khác nhau.
- Tại điểm nhận, các gói được sắp xếp lại theo thứ tự ban đầu.
- Thiết bị gửi và nhận mặc định coi kết nối là thường trực (không quay số)
Các mạch ảo thường trực PVC – permanent virtual circuit được thiết lập cho mạng chuyển mạch sử dụng. PVC dù tương tự như kết nối dành riêng, trực tiếp, đường dẫn mỗi gói tin truyền đi trong liên mạng có thể khác nhau.
5. Các vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng mạng WAN
Các vấn đề thường gặp phải khi sử dụng mạng diện rộng là gì? Dưới đây là một số vấn đề khi sử dụng WAN mà bạn cần lưu ý:
- Vấn đề bảo mật
Mạng WAN gồm nhiều công nghệ kết hợp với nhau, vì thế mà nó phải đối diện với nhiều vấn đề bảo mật hơn so với các mạng khác, Điều này có thể hình thành nên các lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc xâm nhập của các phần mềm độc hại. Bên cạnh đó, với phạm vi phủ sóng rộng lớn, mạng WAN cũng phải đối mặt với những người dùng máy tính tiêu cực khác.
- Sự cố ngắt kết nối
Ở một số khu vực đặc biệt như vùng sâu vùng xa, chưa có cấu trúc dây dẫn phù hợp hoặc hệ thống cấp điện. Khách hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề mất kết nối thường xuyên. Tuy nhiên, có thể khắc phục vấn đề này bằng cách mua đường dây chuyên dụng từ nhà cung cấp mạng Internet.
- Khắc phục sự cố
Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và nhiều thời gian khắc phục. Vì mạng WAN có phạm vi bao phủ rộng lớn nên rất khó xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề trong mạng. Đặc biệt dây mạng WAN dưới lòng biển, trường hợp dây bị đứt rất khó để sửa bởi nó liên quan đến nhiều tài nguyên.
- Vấn đề về chi phí lắp đặt
Phạm vi phủ sóng rộng là ưu điểm nhưng cũng là hạn chế. Phạm vi địa lý rộng khiến cho việc thiết lập rất phức tạp và tốn kém. Để thiết lập mạng WAN yêu cầu cần mua các thiết bị chuyển mạch, Router và các giải pháp bảo mật.
- Các vấn đề về bảo trì
Việc duy trì một trung tâm dữ liệu hoạt động ổn định 24/7 là nhiệm vụ khó thực hiện. Đây là một công việc toàn thời gian cần sự hỗ trợ của các quản trị viên chuyên nghiệp và các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.
Tổng kết
Có thể thấy, mạng WAN có nhiều ưu điểm vượt trội, đóng vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Hy vọng những kiến thức Teltonika Việt Nam chia sẻ trên bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mạng WAN là gì cũng như cách thức hoạt động của nó. Chúc các bạn thành công!
Gọi chúng tôi ngay hôm nay tại 090.320.9123 hoặc liên hệ e-mail sales@viettuans.vn để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Router là gì? Cấu tạo, chức năng và ưu nhược điểm của Router
- Modem là gì? Thông tin cơ bản về chức năng và ưu, nhược điểm
- ChatGPT là gì? Những điều thú vị của ChatGPT bạn nên biết
NHÀ PHÂN PHỐI Teltonika networks TẠI việt nam
Modem công nghiệp & Modem 3G, 4G Teltonika | Router công nghiệp & Router wifi 3G, 4G Teltonika | Switch công nghiệp Teltonika
- [ Hà Nội ] Tầng 6, Số 23 Phố Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
- Hotline báo giá Teltonika Networks: 0903 209 123
- [ Email ] nhận báo giá phân phối Thiết bị mạng Teltonika: sales@viettuans.vn