Mạng LAN là gì? Những điều cơ bản về mạng LAN bạn nên biết

Chắc hẳn bạn đã không dưới 1 lần nghe về mạng LAN. Nhưng bạn có thật sự hiểu mạng LAN là gì? Công dụng và cấu tạo của nó là gì? Hãy cùng Teltonika Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Mạng LAN là gì?

LAN (local area network) – mạng cục bộ là một tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau tại một địa điểm thực tế, chẳng hạn như văn phòng, nhà riêng hay toà nhà. Mạng LAN đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, từ mạng gia đình với chỉ một người dùng đến mạng doanh nghiệp với hàng nghìn người dùng trong văn phòng hoặc trường học.

mạng LAN là gì

Bất kể có độ rộng như thế nào thì đặc điểm chính của mạng LAN là kết nối các thiết bị trong một khu vực hạn chế và duy nhất. Điều này ngược lại với mạng diện rộng (WAN) và mạng khu vực đô thị (MAN) – 2 loại mạng bao phủ các khu vực địa lý lớn hơn. Các mạng WAN và MAN kết nối nhiều mạng LAN với nhau.

2. Công dụng của mạng LAN

Mạng LAN có công dụng và ý nghĩa lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bất cứ cá nhân, tổ chức hay công ty, doanh nghiệp… nào muốn quản lý dữ liệu nội bộ, kết nối và liên lạc với nhau đều cần phải sử dụng mạng LAN. Mạng LAN được phát triển trong khoảng những năm 1960 để sử dụng trong các trường cao đẳng, đại học và cơ sở nghiên cứu với mục đích chủ yếu là để kết nối giữa các máy tính với nhau.

Mãi cho đến năm 1973, khi công nghệ Ethernet phát triển cùng với quá trình thương mại hóa (1980) và tiêu chuẩn hóa (1983) thì mạng cục bộ – LAN mới bắt đầu được sử dụng nhiều hơn. Và cho đến khi công nghệ Wi-Fi được triển khai và sử dụng rộng rãi, thì mạng LAN mới thật sự trở nên phổ biến với tất cả mọi người.

mạng LAN là gì

Ngày nay, mạng LAN không chỉ được dùng trong các doanh nghiệp và trường học mà còn được sử dụng trọng hộ gia đình, cả các nhà hàng, cửa hàng, quán ăn, quán cà phê… Thậm chí, hầu hết các đồ dùng, thiết bị hiện nay đều có thể kết nối với mạng LAN và kết nối với nhau, từ điện thoại đến tivi, tủ lạnh, hệ thống ánh sáng, loa đài, rèm cửa, camera, nồi cơm, bếp điện…

Ngoài ta, mạng LAN còn có rất nhiều lợi ích, công dụng khác như:

  • Cho phép truy cập vào tất cả các ứng dụng tập trung nằm trên máy chủ
  • Cho phép lưu trữ tất cả các dữ liệu quan trọng của mọi thiết bị trong mạng ở một vị trí tập trung trên máy chủ.
  • Sử dụng các công cụ bảo mật mạng để bảo vệ tất cả các thiết bị đang kết nối mạng LAN.
  • Cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác khi chúng bật chế độ chia sẻ và nhìn thấy nhau thông qua địa chỉ IP.
  • Cho phép các thiết bị trong mạng LAN chia sẻ và sử dụng chung một kết nối Internet duy nhất.

>> Đọc thêm: Modem là gì? Thông tin cơ bản về chức năng và ưu, nhược điểm

3. Mạng LAN bao gồm các thành phần nào?

Để tìm hiểu rõ hơn mạng LAN là mạng gì, trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về thành phần của mạng LAN. Hệ thống mạng LAN bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau cho phép thiết bị kết nối với máy chủ nội bộ, máy chủ web và các mạng LAN khác thông qua mạng diện rộng (WAN), chi tiết như sau:

  • Máy chủ (Server): Đây là thành phần đóng vai trò trung tâm, quản lý kết nối, chia sẻ thông tin giữa các thiết bị (lưu ý: mạng LAN ngang hàng, không có máy chủ – máy khách, tất cả các thiết bị đều ngang hàng).
  • Máy trạm – máy khách (client): Đây là tất cả các thiết bị kết nối với nhau thông qua mạng LAN (PC, điện thoại, laptop, …).

mạng LAN là gì

  • Cáp mạng (cable): Đây là hệ thống các dây mạng có nhiệm vụ truyền tín hiệu giữa các thiết bị trong mạng LAN.
  • Bộ định tuyến (router): Đây là thiết bị mạng có chức năng chính là chuyển các gói dữ liệu giữa các mạng máy tính đến thiết bị đầu cuối (tức là, nó giúp chia sẻ Internet tới các thiết bị khác nhau).
  • Bộ chuyển mạch (switch): Thiết bị này có nhiều cổng giúp kết nối các segment trong mạng LAN lại với nhau.
  • Cầu nối (bridge): Là thiết bị gắn kết các mạng LAN, tạo thành một mạng LAN lớn hơn.
  • Repeater (bộ mở rộng wifi): Thiết bị giúp mở rộng vùng phủ sóng wifi.
  • Hub: Thiết bị này có chức năng tương tự như Repeater, nhưng có nhiều cổng, giúp khuếch đại tín hiệu từ 1 cổng đến nhiều cổng hơn.
  • Cổng giao tiếp (gateway): Đây là một thiết bị có khả năng kết nối ghép hai giao thức với nhau, cho phép trao đổi thông tin trên cùng một thiết bị hoặc trong các hệ thống khác nhau.

Lưu ý: Một mạng LAN có thể bao gồm đầy đủ hoặc không đầy đủ tất cả các thành phần được liệt kê ở trên.

4. Những loại kết nối trong mạng LAN

Các thiết bị trong mạng LAN có thể kết nối với nhau thông qua cáp mạng – kết nối có dây. Ngoài ra, còn có thể được thiết lập bằng kết nối không dây – hệ thống Wifi. Lúc này mạng LAN sẽ được gọi Wireless LAN (WLAN). Các mạng LAN (có dây và không dây) có thể kết nối với nhau để tạo thành một mạng lưới rộng hơn được gọi là Wide Area Network (mạng WAN).

5. Các kiểu mô hình mạng LAN hiện nay

Hiện nay có 3 mô hình mạng LAN phổ biến là mô hình mạng hình sao, mô hình mạng định tuyến và mô hình mạng dạng vòng. Dưới đây là chi tiết về các mô hình mạng LAN.

mạng LAN là gì

5.1. Mô hình mạng hình sao (Star Topology)

Mô hình mạng hình sao là mô hình bao gồm một máy chủ làm trung tâm (server) và các máy trạm/máy khách (client) là nút thông tin của hệ thống mạng.

Trong đó, Máy trung tâm có vai trò quan trọng trong việc điều khiển hầu hết các hoạt động trong hệ thống như: xác định địa chỉ gửi/nhận và thực hiện việc truyền dữ liệu, theo dõi quá trình trao đổi thông tin giữa các thiết bị, xử lý các lỗi chuyển dữ liệu nếu có, thông báo trạng thái mạng cục bộ…

Với mô hình này, khi một máy khách, thiết bị nào đó bị hỏng, hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Nhưng khi máy chủ hỏng, lỗi thì toàn bộ hệ thống cũng sẽ gặp trục trặc theo.

Ưu điểm: 

  • Cấu trúc mạng đơn giản
  • Các thuật toán điều khiển ổn định.
  • Dễ dàng thu hẹp hay mở rộng hệ thống mạng, tùy theo yêu cầu của người dùng.

Nhược điểm: 

  • Phụ thuộc nhiều máy chủ
  • Khả năng mở rộng mạng phụ thuộc vào cấu hình máy chủ.
  • Giới hạn từ các thiết bị đến máy chủ bị hạn chế.

5.2. Mô hình mạng định tuyến (Linear Bus Topology)

Mô hình mạng định tuyến là mô hình mà các thiết bị sẽ được ghép nối với nhau trên cùng một đường dây cáp chính để truyền dữ liệu, và hai đầu dây sẽ được bịt lại bởi terminator.

mạng LAN là gì

Ưu điểm:

  • Dễ lắp đặt.
  • Tiết kiệm chiều dài dây cáp.

Nhược điểm:

  • Dễ gây ra tắc nghẽn đường truyền khi dữ liệu quá lớn.
  • Khi nghẽn ở đoạn nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
  • Khi hỏng 1 đoạn thì cũng rất khó để phát hiện và xử lý.

5.3. Mô hình mạng dạng vòng (Ring Topology)

Mô hình mạng dạng vòng là mô hình được bố trí và lắp đặt thành một vòng tròn khép kín. Với mô hình này, các tín hiệu được phát ra và chỉ truyền theo một chiều nhất định. Tại một thời điểm chỉ có duy nhất một thiết bị được truyền tin đến một nút khác.

Ưu điểm: 

  • Tiết kiệm dây dẫn.
  • Tăng khả năng mở rộng hệ thống mạng LAN vì có thể dễ dàng nới rộng ra xa.

Nhược điểm:

  • Vì có thiết kế vòng tròn khép kín, tín hiệu chỉ được truyền theo một chiều nên nếu tín hiệu bị nghẽn ở một điểm nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ảnh hưởng.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về mạng LAN là gì cũng như công dụng, các thành phần, kiểu mô hình của nó. Hy vọng rằng qua những thông tin chi tiết này, các bạn đã có cái nhìn tổng quan về mạng LAN, từ đó có thể tận dụng tối đa lợi ích từ hệ thống mạng cục bộ.

Gọi chúng tôi ngay hôm nay tại 090.320.9123 hoặc liên hệ e-mail sales@viettuans.vn để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

NHÀ PHÂN PHỐI Teltonika networks TẠI việt nam

Modem công nghiệp & Modem 3G, 4G Teltonika | Router công nghiệp & Router wifi 3G, 4G Teltonika | Switch công nghiệp Teltonika

  • [ Hà Nội ] Tầng 6, Số 23 Phố Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
  • Hotline báo giá Teltonika Networks: 0903 209 123
  • [ Email ] nhận báo giá phân phối Thiết bị mạng Teltonika: sales@viettuans.vn